Nga là được xem là đội bóng may mắn nhất kỳ World Cup lần này bởi họ là đội chủ nhà và không cần phải đá vòng loại. Tuy nhiên, việc không phải đá vòng loại đợt này cũng ảnh hưởng rất lớn tới đội tuyển của họ. Bởi đội hình không được thử sức ở một lượt trận căng thẳng như vòng loại thì lấy đâu bản lĩnh, kinh nghiệm để vượt khó khi đá ở vòng chung kết.
Từ đồng tiền dầu mỏ đến World Cup 2018
Hơn chục năm trước Zenit đoạt cúp UEFA và chỉ vài năm sau CSKA Moscow cũng tái lập thành tích tương tự. Một vài tờ báo ở châu Âu đã từng nhận định rằng cần phải cẩn thận bóng đá của nước Nga trong thời gian tới. Và bằng chứng rõ ràng nhất của một quan chức trong giới thể thao Nga với tuyến bố sẽ đăng cai World Cup và họ đã đưa tuyên bố đó thành sự thật sau khi đánh bại vương quốc Anh để giành quyền đăng cai ngày hội bóng đá lớn nhất hành tinh. Và để thực hiện được điều yếu tố then chốt chính là tiền. Hàng tỉ rúp đã được Nga chi ra để phục vụ cho việc chạy đua cũng như quá trình tu bổ hay xây mới hàng loạt các sân vận động, các tổ hợp khách sạn nhà nghỉ để phục vụ cho hàng triệu khách du lịch vào mùa hè sang năm.
Tuy nhiên, đồng tiền giúp Nga được đăng cai World Cup 2018 nhưng nó lại không thể giúp được bóng đá của quốc gia Đông Âu này phát triển được. Cứ nhìn ở giải ngoại hạng Nga (Premier League) là thấy rõ. Các câu lạc bộ không có sự tiến bộ rõ nét, vẫn là việc thay nhau vô địch giữa 3 cái tên quen thuộc Zenit, CSKA và Lomokotiv Moscow. Còn khi tiến ra sân chơi châu Âu thì tất cả đều phải chịu cảnh làm nền hay chiếu dưới. Mùa giải này cũng không khác những mùa bóng trước là mấy, CSKA và Lomokotiv Moscow kết thúc vòng bảng ở vị trí thứ 3 của Champion League và đều phải xuống chơi ở Europa League cùng với Zenit.
Trước đó, đã có lúc Zenit từng trả cả chục triêu đô la để đưa Hulk, Garay, Witsel về chơi bóng cho câu lạc bộ hay việc Anzi Makhackala từng trả 20 triệu bảng một năm cho Samuel Eto’o để có được sự phục vụ của chân sút này. Nhưng hiện tại thì Anzi Makhackala đang phải chật vật cho cuộc chiến trụ hạng. Điểm chung của những cầu thủ này đó là họ đều là những ngôi sao ở mức tầm trung chứ không xuất sắc hoặc đều là những cầu thủ đã qua thời kỳ đỉnh cao. Việc đánh bóng giải đấu đã không thành hiện thực khi những cầu thủ hàng đầu vẫn chỉ chọn chơi ở một trong năm giải đấu lớn như Serie A, La Liga, Premier League hay Ligue 1. Cũng dễ hiểu cho việc lựa chọn này bởi vì khí hậu của Nga quá khắc nghiệt. Chưa kể việc cạnh tranh với các danh hiệu lớn rất khó.
Một trong những nguyên nhân nữa khiến bóng đá Nga tụt lại đó là các cầu thủ bản địa lại được trả một khoản lương khá hậu hĩnh và từ đó họ chấp nhận từ chối những lời đề nghị khác từ những câu lạc bộ lớn ở châu Âu. Từ đó họ mất đi cơ hội được chơi bóng ở những giải đấu chất lượng cũng như đẩy đi cơ hội được tiếp cận với những cầu thủ hàng đầu thế giới. Sau thế hệ của Arshavin, Pavlyuchenko, Yuri Zhirkov thì bóng đá Nga cũng chẳng thể sản sinh ra được lứa cầu thủ nào chất lượng hơn.
Từ đó, kết quả của bóng đá Nga cũng tụt giảm dần theo năm tháng ở các giải đấu bóng đá khu vực và thế giới. Euro 2008 là giải đấu mà bóng đá Nga có thành tích tốt nhất suốt nhiều năm qua. World Cup 2010 những chú gấu Nga không vượt qua được vòng loại. World Cup 2014 cũng không vượt qua được vòng bảng. Hai kỳ Euro tiếp theo là 2012 và 2016 thì phải dừng chân ở vòng 1. Còn tại kỳ World Cup 2018 sắp tới là một nỗi lo lắng thật sự lớn của người dân đất nước này.
Biết kỳ vọng vào ai?
Trong đội hình đội tuyển Nga trong lần triệu tập gần nhất cho trận đấu giao hữu với Tây Ban Nha. Có tới 25 cầu thủ thi đấu ở giải vô địch quốc gia trong nước, chỉ có Roman Neustädter (Fenerbaceh) và Konstantin Rausch (Koln) là đang thi đấu ở nước ngoài. Chừng đó đủ thấy trình độ của các cầu thủ được tiếp cận với những giải đấu hàng đầu là rất ít ỏi. Trong 27 cái tên đó, chỉ có những Alan Dzagoev, Fyodor Smolov và Kokorin là những cầu thủ đáng nổi bật. Tuy nhiên, Alan Dzagoev một thời được mệnh danh là thần đồng của bóng đá thế giới cũng đang chết yểu và mờ dần theo năm tháng. Fyodor Smolov và Kokorin cũng không nổi bật hơn so với Dzagoev là mấy khi cũng chỉ chơi tốt trong giải đấu trong nước. Còn khi ra sân chơi quốc tế để đối đầu với các đội tuyển khác thì thường khá mờ nhạt.
Khi được hỏi về tình hình của đội tuyển gia trước kỳ World Cup sắp tới của những người dân Nga thì sẽ có có chung một câu trả lời đó là rất lo lắng. Những gì đã trải qua trong suốt nhiều giải đấu trước đó cùng với tình hình đội tuyển hiện tại khiến người dân Nga cảm thấy rất bất an. Cho đến khi diễn ra vòng chung kết World Cup 2018 sắp tới. Đội tuyển Nga sẽ chỉ có hai trận đấu để thử lửa cho đội hình của họ trước Pháp và Brazil. Qúa ít cho những thử nghiệm của vị huấn luyện viên Cherchesov. Chưa kể 4 trận giao hữu trước đó thì đội tuyển Nga cũng không có thành tích khả quan là mấy khi thắng 1, thua 1 và hòa 2 trận.
Nằm chung bảng đấu với sự góp mặt của Uruguay, Ai Cập và Ả Rập – Xê Út. Đội tuyển Nga với tu cách là chủ nhà sẽ có trận đấu mở màn với Ả Rập – Xê Út. Dù được đánh giá là có thực lực nhỉnh hơn nhưng đây không phải là trận đấu dễ dàng. Bởi đại diện Trung Đông sau nhiều năm vắng bóng ở giải đấu này đang tỏ rõ quyết tâm của mình. Theo nhận định của giới chuyên môn thì ngôi vị đầu bảng A được đánh giá là sẽ thuộc về Uruguay. Tấm vé còn lại sẽ là cuộc cạnh tranh giữa đội tuyển Nga và Ai Cập. Tưởng như dễ thở dành cho nước chủ nhà nhưng sự thật lại không đơn giản như vậy, Ai Cập trở lại World Cup sau 28 năm chờ đợi với thế hệ đầy tài năng mà nổi bật nhất là tiền đạo Mohamed Salah. Đây hứa hẹn sẽ là đối thủ đáng gờm đối với những chú gấu Nga cho suất đấu còn lại
Sẽ là nước đăng cai kỳ World Cup lần thứ 21 trong lịch sử của bóng đá thế giới. Dù rằng với tư cách là nước chủ nhà nhưng với sự đi xuống của nền bóng đá, chưa kể có ít thời gian để cọt xát đội hình. Một kỳ World Cup dù chưa diễn ra nhưng sự lo lắng của người dân xứ Bạch dương dành cho đội tuyển con cưng đang ngày một tăng lên đáng kể sau những gì đội bóng đã trải qua trước đây và cả bây giờ.