Maradona với “bàn tay của Chúa”

Trong thời đại công nghệ VAR được sử dụng như hiện tại, một cầu thủ gần như không thể ghi bàn nếu để bóng chạm tay. Tuy vậy trước đây, khi công nghệ chưa được sử dụng, những BLV bóng đá thế giới thường sử dụng cụm từ “bàn tay của Chúa” khi miêu tả một tình huống ghi bàn bằng tay. Vậy “bàn tay của Chúa” là gì? Và những vấn đề xung quanh bàn thắng gây tranh cãi đó.

“Bàn tay của Chúa” là gì?

Vào ngày 22 tháng 6 năm 1986 tại SVĐ Azteca của Mexico, trận đấu giữa Argentina và đội tuyển Anh tại Tứ kết World Cup 1986 nhận được rất nhiều sự chú ý của người hâm mộ. Đó là trận đấu mà Argentina đã giành chiến thắng với tỷ số 2-1. Tuy nhiên bàn thắng mở tỷ số cho Maradona chính là điểm nhấn gây tranh cãi lớn nhất của bóng đá thế giới cho đến thời điểm hiện tại. Cụ thể ở phút thứ 51 từ một tình huống phá bóng của cầu thủ bên phía đội tuyển Anh, bóng vô tình tìm đến vị trí của Maradona. Tuy nhiên với chiều cao có hạn so với thủ thành Peter Shilton, Diego Maradona quyết định dùng tay đập bóng vào lưới trước sự sững sờ của toàn bộ hơn 114.000 khán giả và thậm chí là cả đồng đội.


Dù các cầu thủ của đội tuyển Anh đã phản ứng dữ dội nhưng quyết định của trọng tài vẫn không được thay đổi. Sau trận đấu khi các phóng viên hỏi về bàn thắng của mình, Maradona cho biết : “Tôi đã ghi bàn bằng cái đầu của tôi và bàn tay của Chúa”. Cũng chính từ đó, thuật ngữ “Bàn tay của Chúa” được nhắc đến rất nhiều khi một cầu thủ ghi bàn bằng tay và qua mắt trọng tài. Dẫu vậy với sự can thiệp của VAR, gần như bóng đá hiện đại hiếm khi chứng kiến những tình huống như vậy.

Maradona không hối hận về “Bàn tay của Chúa”

Người Anh xem Maradona là kẻ láu cá trong khi CĐV Argentina gọi anh là “Thánh” sau bàn thắng vào lưới của Tam Sư. Khi được hỏi về bàn thắng của mình ở trận Tứ kết World Cup 1986, Maradona cho biết ông không hề hối hận về bàn thắng đó. Cụ thể ông cho biết : “không bao giờ, không một chút hối hận nào. Tôi không biết người Anh giữ sự cay nghiệt ấy như thế nào, nhưng tôi thì không bao giờ thấy hối tiếc. Ở Argentina, ngay từ bé bạn được dạy phải tận dụng mọi ưu thế dù là nhỏ nhất để hướng đến chiến thắng: dùng tay, dùng cùi chỏ, xô đẩy ai đó miễn là trọng tài không thấy. Người chiến thắng có sandwich và cô ca, kẻ thất bại không có gì cả. Vào thời điểm diễn ra “Bàn tay của Chúa”, tôi đang chơi cho đội tuyển của mình, trong một trận rất quan trọng tài World Cup, nhưng cảm giác không khác gì khi chơi bóng khi còn bé cả: tức phải chiến thắng với mọi giá. Cảm giác đánh lừa được trọng tài, cả 100.000 khán giả có mặt trên sân cũng vui chứ, quá vui nữa là khác. Nhưng bạn biết không? Đấy không phải là bàn duy nhất tôi ghi bằng tay trong sự nghiệp. Tôi từng khi một bàn vào lưới Udinese khi đá cho Napoli. Zico đến và nói với tôi: “Diego, anh phải thú nhận với trọng tài là đã dùng tay ghi bàn đi. Nếu không anh là kẻ dối trá, không trung thực”. Tôi đã cười với Zico và đáp lại: “Chào Zico, tôi là Diego Không-Trung-Thực Maradona”.


Trọng tài ám ảnh đến chết vì “Bàn tay của Chúa”

Đến thời điểm hiện tại khi nhắc về bàn thắng của Maradona, người hâm mộ chắc chắn vẫn nhớ về vị trọng tài biên Bogdan Dochev, vị trợ lý trọng tài đã không phất cờ báo lỗi dùng tay ghi bàn của Diego Maradona. Góa phụ Emily từng chia sẻ cho đến lúc qua đời, chồng của bà vẫn ám ảnh với tình huống ghi bàn của Maradona.
Bogdan Dochev từng viết sau một tấm ảnh của Maradona : “Maradona là người đã đào mộ chôn tôi”.


Trước khi chết, ông uất ức thốt lên: “Maradona là một thiên tài xét trên khía cạnh cầu thủ, nhưng là một tiểu nhân xét trên khía cạnh con người. Ông ta lùn cả về vóc dáng lẫn nhân cách”. Bà Emily từng cho biết: “Tôi sẽ không bao giờ tha thứ cho gã trọng tài chính trận ấy. Và tôi cũng sẽ không bao giờ tha thứ cho Diego Maradona. Họ là những kẻ đã khiến cuộc sống của chúng tôi bị hủy hoại hoàn toàn sau World Cup 1986. Chồng tôi mất tất cả, phải sống thu mình lại trốn tránh thế giới. Còn tôi thì sao chứ? Đến cả những bạn bè thân thiết nhất cũng quay lưng với tôi”.

Related posts